flasnews

Trải nghiệm game Back 4 Blood

Back 4 Blood là game bắn súng sinh tồn, kế thừa tinh thần của series Left 4 Dead kinh điển hơn một thập niên trước tính đến thời điểm bài vi...

Back 4 Blood là game bắn súng sinh tồn, kế thừa tinh thần của series Left 4 Dead kinh điển hơn một thập niên trước tính đến thời điểm bài viết. Đáng chú ý, đội ngũ Turble Rock Studos cũng là tập hợp nhiều thành viên cốt cán từng tham gia phát triển hai phần chơi Left 4 Dead trước đây. Chính vì vậy mà bạn đừng ngạc nhiên trước cảm giác trải nghiệm quen thuộc giữa hai tựa game. Thế nhưng, trò chơi có rất nhiều điểm khác biệt trong xây dựng cơ chế gameplay, mang nhiều cảm giác hành động bắn súng như World War Z.

Về cơ bản, lối chơi của Back 4 Blood vẫn tương tự Left 4 Dead trước đây. Thậm chí, nói đây là hậu bản thứ hai của series nói trên hay Left 4 Dead 3 cũng không sai. Từ phong cách đồ họa cho đến gameplay cơ bản đều rất quen thuộc nếu bạn từng trải nghiệm bất kỳ game Left 4 Dead nào. Trải nghiệm Campaign vẫn là party 4 nhân vật chiến đấu lũ zombie và tìm cách tiếp cận các Safe Room trong màn chơi rộng lớn theo kịch bản. Chế độ chơi này chia thành từng Act với cốt truyện cụ thể. Mỗi Act gồm nhiều màn chơi với nhiệm vụ nhất định.

So với Left 4 Dead, khác biệt dễ nhận thấy nhất là mỗi nhân vật không chỉ thay đổi về tạo hình như trước đây mà còn sở hữu các perk nhất định. Chưa kể, bạn có thể tùy biến chỉ số công, thủ và hỗ trợ cho nhân vật thông qua hệ thống thẻ đặc trưng của Back 4 Blood. Những thẻ này được phát sinh ngẫu nhiên trước mỗi màn chơi dựa trên bộ thẻ mà người chơi thiết lập từ trước. Bạn được thưởng thêm thẻ mỗi khi hoàn thành một màn chơi với các hỗ trợ khác nhau, từ tăng khả năng chiến đấu và máu của nhân vật cho đến hỗ trợ đồng đội.

Trải nghiệm game Back 4 Blood

Có thể chia thành ba nhóm thẻ khác nhau. Thẻ Active được lấy từ bộ thẻ do bạn thiết lập từ trước. Chúng là các loại thẻ dùng để tăng chỉ số cho nhân vật, trải dài từ tăng máu hay thể lực cho đến tăng lượng đạn hoặc các khía cạnh hỗ trợ chiến đấu khác. Thẻ Corruption là các loại thẻ được tự động kích hoạt trong màn chơi nhất định, thường gắn liền với các yêu cầu đặc biệt hoặc nhiệm vụ phụ cho màn chơi đó để nhận thưởng Copper. Chẳng hạn yêu cầu cả party không ai bị tình trạng mất hết máu nằm chờ đồng đội giải cứu gọi ‘incapacitated’.

Trước khi bạn thắc mắc thì Copper là một loại tiền tệ trong Back 4 Blood dùng để mua đạn dược, vũ khí, phụ kiện cho trang bị cũng như các loại vật phẩm hỗ trợ chiến đấu và chữa thương ở các Safe Room. Loại tiền tệ này chỉ có thể sử dụng trong các màn chơi Campaign. Không chỉ vậy, Copper còn dùng mua thẻ Active mà bạn tìm được trong màn chơi hoặc để mở khóa một số thùng đồ đặc biệt. Ngoài ra còn có hai loại khác là Mutation Point để nâng cấp trong chế độ chơi Versus và Supply Point để mua thẻ Active ở doanh trại.

Hai loại point nói trên có được thông qua trải nghiệm ở hai chế độ chơi tương ứng là Versus và Campaign. Nhóm cuối cùng là nhóm thẻ đặc trưng trong chế độ chơi Versus và chia thành bốn lớp nhân vật: Squad Leader, Soldier, Medic và Operator. Mặc dù cái tên đã thể hiện công việc của mỗi lớp nhân vật, nhưng kỳ thực chỉ để làm màu là chính. Các bộ thẻ này cũng chỉ xoay quanh bốn nhóm: thiên về tấn công, thiên về phòng thủ, tăng khả năng cơ động và tiện ích. Đơn cử như Squad Leader chủ yếu gồm các thẻ hỗ trợ cho toàn đội.

Trải nghiệm game Back 4 Blood

Nhân vật điều khiển giờ đây đều là các chiến binh chuyên nghiệp gọi là Cleaner, không phải thường dân sợ teo mỗi khi đụng độ kẻ thù đột biến như trước nữa. Họ biết sử dụng thành thạo đa dạng vũ khí, cộng với khả năng tùy biến trang bị tốt hơn thông qua tận dụng loại tiền tệ Copper nói trên. Vũ khí phong phú còn đi kèm với độ hiếm khác nhau được phân biệt bằng màu sắc. Mỗi loại vũ khí có thể gắn thêm các phụ kiện hỗ trợ giúp nâng chỉ số, chẳng hạn tăng sát thương hoặc bắn xa hơn khi gắn thêm ống nhắm.

Kẻ thù trong Back 4 Blood nay gọi chung là Ridden và chia thành nhiều nhóm. Tuy được thay tên đổi họ nhưng chiêu thức tấn công của chúng vẫn khá quen thuộc nếu bạn từng chơi bất kỳ game Left 4 Dead nào. Bài tấn công của chúng cũng đa dạng, chia thành nhiều nhóm và chủng phong phú hơn. Đơn cử như nhóm Reeker thiên về tấn công tầm gần. Bọn Retch của nhóm này có hành vi khá giống Boomer và Spitter kết hợp. Trong khi đó, Exploder dù cùng nhóm Reeker nhưng khi kích nổ tự sát sẽ triệu hồi lũ zombie ùa ra tấn công các Cleaner.

Thế nhưng, mỗi Ridden đột biến nói trên đều có những điểm yếu nhất định trên cơ thể, giúp việc tiêu diệt chúng dễ dàng hơn nhất là ở độ khó Survivor hoặc Veteran. Đòn tấn công của chúng cũng kinh hoàng và nguy hiểm hơn. Đơn cử như Tallboy có tạo hình khổng lồ với điểm yếu ở vai phải, tay cầm cây chùy khổng lồ, sở hữu kỹ năng di chuyển tốc hành và dễ dàng ném bạn bay bổng như trái banh mủ. Đó là chưa kể những ‘big boss’ đúng nghĩa khổng lồ, đưa người chơi bước vào trận chiến rất hoành tráng mà tôi xin dành cho bạn trải nghiệm.

Trải nghiệm game Back 4 Blood

Ngược lại, Versus kém hào hứng hơn Campaign nhiều, đặc biệt trong vài lần đầu trải nghiệm. Về cơ bản, hai nhóm người chơi lần lượt đổi vai Cleaner và Ridden, thay nhau phòng thủ và tấn công xen kẽ. Sau hai đến ba vòng đấu, đội nào có thời gian sinh tồn lâu nhất thắng. Trong khi các Cleaner chia thành lớp nhân vật thông qua bộ thẻ nói trên, người chơi Ridden được chọn giữa các nhóm và chủng khác nhau. Bản Open Beta của Back 4 Blood chỉ mới có bốn nhóm Stinger, Reeker, Tallboy và Common với những vai trò khác nhau trong trận đấu.

Đơn cử như Stinger thiên về tấn công tầm xa nhưng khả năng gây sát thương thấp, chủ yếu câu giờ cho đồng đội và các zombie thường hay còn gọi là Common chiến đấu. Ngược lại, Reeker thiên về tấn công cận chiến. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm và chủng Ridden thường không dễ dàng, đặc biệt trong vài lần đầu trải nghiệm. Bạn phải làm quen với bản đồ màn chơi, tìm hiểu công năng các thẻ và thử nghiệm những chủng Ridden khác nhau để tìm ra chiến thuật hiệu quả nhất. Người chơi cũng có thể nâng cấp Ridden thông qua Mutation Point.

Vấn đề ở chỗ, do thiết kế trải nghiệm nên mỗi vòng đấu thường chỉ diễn ra vài phút, tùy thuộc phần lớn vào năng lực hợp đồng tác chiến của mỗi người chơi trong cùng đội. Chính vì vậy mà việc kiếm đủ Mutataion Point để nâng cấp cũng không hề dễ dàng, khiến trải nghiệm Versus chưa kịp trở nên kịch tính và hào hứng thì đã nhanh chóng kết thúc. Dù vậy, điều thú vị là mỗi nâng cấp đều rất có giá trị, nhất là nhóm Common tăng không chỉ về lượng mà cả khả năng tấn công. Nâng cấp các nhóm Ridden còn lại không hấp dẫn bằng.

Trải nghiệm game Back 4 Blood

Tóm lại, Back 4 Blood mang đến một trải nghiệm hành động sinh tồn khá có tiềm năng, nhưng bản Open Beta chưa khai thác được điều này. Trò chơi còn nhiều khiếm khuyết trong xây dựng cơ chế gameplay, chưa có sự khác biệt so với nhiều game bắn súng co-op khác trên thị trường. AI ăn hại, chiến đấu cận chiến nhàm chán, thiết lập độ khó mang cảm giác gian lận thay vì thử thách là những vấn đề gây nhiều ức chế và không chỉ có thế. Nếu nhà phát triển không có vài con bài chủ khi phát hành chính thức, đây kỳ thực là khởi đầu không mấy tốt đẹp cho game.

Back 4 Blood dự kiến phát hành ngày 12/10/2021 cho PC, PlayStation 5, Xbox Series X|S, PlayStation 4 và Xbox One.

Tham gia cùng chúng tôi trên Steam  Xem thêm bài đánh giá các game khác
Trải nghiệm game Back 4 Blood

Related

Công nghệ 6111525710187994952

Đăng nhận xét Default Comments

emo-but-icon

Follow Us

Hot in week

Recent

Comments

Side Ads

Text Widget

Design is not just what it looks like and feels like. Design is how it works. - Steve Jobs

Connect Us

item