Cách khắc phục lỗi Error Code 5003 trên Zoom
Bạn đã từng nghe đến lỗi Error Code 5003 trên Zoom? Hiện nay các cuộc họp đều thực hiện qua Zoom Meeting – một phần mềm tạo cuộc họp trực t...
Bạn đã từng nghe đến lỗi Error Code 5003 trên Zoom?
Hiện nay các cuộc họp đều thực hiện qua Zoom Meeting – một phần mềm tạo cuộc họp trực tuyến. Các cuộc họp trực tuyến rất quan trọng, tuy nhiên đôi lúc bạn sẽ không thể kết nối với các phòng Zoom hoặc bạn bị dừng lại bởi sự cố kết nối “Error code: 5003”. Những sự cố này sẽ khiến kết nối của bạn có thể bị tạm dừng và bạn sẽ nhận được thông báo lỗi “Unable to Connect”. Vậy làm cách nào để sửa lỗi đó?
Dưới đây là 11 cách khắc phục lỗi Error Code 5003 trên Zoom. Bạn có thể sử dụng những cách này cho bất kì platform nào, ví dụ như Windows, Mac, Android và các thiết bị iOs.
[toc]1. Khởi động lại Zoom
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất, nó giải quyết các vấn đề kỹ thuật nhỏ khác nhau khi bạn gặp lỗi Error Code 5003. Về cơ bản, khởi động lại Zoom sẽ kết thúc phiên bản cũ và cập nhật lại phiên bản mới của zoom. Vì trong phiên bản cũ, khi bạn sử dụng Zoom thường xuyên thì bộ nhớ hoặc App cache sẽ được tích lũy và chiếm một lượng lớn dung lượng. Vì vậy, bạn cần khởi động lại Zoom để xóa bỏ những bộ nhớ tích hợp không cần thiết này để không bị lag ảnh hưởng đến cuộc họp trực tuyến và gây ra sự cố kết nối.
Bạn cần đóng hoàn toàn ứng dụng, đợi vài giây trước khi mở lại. Sau đó, thử kết nối lại với Zoom Room để kiểm tra xem sự cố đã được giải quyết chưa.
Đối với người dùng thiết bị Android / IOS: Thoát Zoom bằng cách nhấn vào nút home, sau đó xóa ứng dụng khỏi Recently Used Apps. Cuối cùng, nhấn vào Zoom để mở lại.
Đối với người dùng PC: Trong Windows và Mac, đóng ứng dụng bằng cách nhấn vào nút X màu đỏ ở góc cửa sổ sẽ không đóng ứng dụng hoàn toàn. Để đóng hoàn toàn Zoom, đối với PC Windows, từ Windows tray trên thanh tác vụ, nhấn chuột phải vào biểu tượng ứng dụng Zoom và nhấn Exit. Tiếp theo, bạn có thể mở Zoom.
Bạn cũng có thể kiểm tra xem Zoom đã tắt hoàn toàn hay chưa thông qua Task manager. Nếu Zoom vẫn đang chạy và xuất hiện trong Task manager, hãy nhấn chuột phải vào Zoom và chọn End task.
Đối với người dùng Mac: Từ menu trên cùng, chọn biểu tượng Zoom đang chạy, sau đó từ drop-down menu, nhấn vào Quit Zoom. Sau một vài giây, bạn có thể mở lại Zoom.
2. Khởi động lại PC hoặc điện thoại
Tương tự như khởi động lại ứng dụng Zoom, khởi động lại thiết bị của bạn có thể xóa một số bộ nhớ cache không cần thiết, chủ yếu là system cache để giải phóng đáng kể RAM và tăng tốc thiết bị cùng với các ứng dụng của nó.
Hơn nữa, khởi động lại PC hoặc điện thoại có tác dụng ngăn chặn sự cố bị gián đoạn hoặc Latency khi bạn thực hiện cuộc họp hoặc cuộc gọi trực tuyến. Thiết bị của bạn sẽ khởi động lại hoàn toàn trong vòng 1 phút.
Đối với Windows: Nhấn vào biểu tượng Windows ở góc dưới cùng bên trái, sau đó nhấn vào nút Power tại Start menu và chọn Restart
Đối với Mac: Bạn chỉ cần nhấn vào Menu Apple nằm ở góc trên cùng bên trái của màn hình, sau đó chọn Restart từ Drop-down menu. Khi nhận được thông báo tiếp theo “Are you sure you want to restart?”, hãy nhấn vào Restart.
Đối với Android: Nhấn và giữ nút Power trên thiết bị Android, sau đó từ Pop-up bật lên tiếp theo, chọn Restart.
Đối với iPhone: Nhấn và giữ nút Power, sau đó nhấn trượt vào slide the Power Off để tắt điện thoại. Sau khoảng 1 phút, nhấn và giữ nút Power cho đến khi logo Apple xuất hiện để mở điện thoại.
Sau khi khởi động lại một cách nhanh chóng, thiết bị của bạn chắc chắn sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Bạn nên mở ứng dụng Zoom và kiểm tra xem lỗi Zoom error code 5003 có còn xuất hiện hay không.
3. Tắt phần mềm Antivirus và VPN
Bước này chủ yếu dành cho người dùng PC vì họ thường sử dụng phần mềm Antivirus hoặc VPN. Thông thường, việc sử dụng các phần mềm này sẽ không ảnh hưởng đến các ứng dụng, không gây hại cho thiết bị của bạn. VPN hoặc Phần mềm Antivirus có thể đảm bảo bảo mật cho thiết bị trong khi bạn sử dụng trực tuyến và khi duyệt mạng.
Tuy nhiên, có một số người dùng đã báo cáo về phần mềm Antivirus và VPN can thiệp vào các ứng dụng trực tuyến, chẳng hạn như các trò chơi cụ thể hoặc các ứng dụng như Zoom. Điều này có thể là do các dịch vụ có thể hạn chế hoặc thậm chí dừng kết nối internet với các ứng dụng đang cố gắng kết nối trực tuyến. Thông thường, việc sử dụng phần mềm VPN và Phần mềm Antivirus chất lượng kém được cung cấp miễn phí có thể gây ra những lỗi kết nối.
Bạn nên tạm thời tắt VPN và phần mềm Antivirus, sau đó thử tham gia lại Zoom Room. Nếu bạn vẫn không thể kết nối với các Zoom Room, thì có thể loại trừ nguyên nhân do VPN hoặc phần mềm Antivirus.
4. Tắt Firewall (Đối với PC)
Theo Zoom Help Centre, Firewall cũng là nguyên nhân chính gây ra lỗi kết nối với ứng dụng, chủ yếu là lỗi Zoom Error Code 5003. Nếu Firewall không được định cấu hình chính xác, nó có thể ngăn thiết bị của bạn nhận một số thông tin nhất định từ các Online Zoom server dẫn đến Latency và lỗi kết nối. Do đó, bạn nên tạm thời vô hiệu hóa Firewall để xác định xem có giải quyết được sự cố Zoom Error Code 5003 hay không. Sau đó, bạn có thể cho phép ứng dụng Zoom bỏ qua Firewall.
Dưới đây là các bước có thể vô hiệu hóa Firewall trên PC Windows hoặc Mac.
Đối với PC Windows:
- Trước tiên, nhấn vào nút Search ở góc dưới cùng bên trái của màn hình, sau đó tìm kiếm và mở Virus & Threat protection. Tiếp theo, chọn Manage Providers, tại đây bạn có thể xem và thay đổi cài đặt Antivirus (Bước 3) và Firewall.
- Để tắt Firewall, trong Windows Firewall, chọn Open app. Nếu bạn đang sử dụng WiFi công cộng, hãy nhấn vào Public network. Tiếp theo, trong Windows Defender Firewall nhấn vào Switch off và nhấn vào Yes ở thông báo tiếp theo.
- Sau khi Firewall đã tắt, bạn nên kiểm tra xem Zoom có thể kết nối lại hay không.
Đối với Mac:
- Mở Apple Menu, bằng cách nhấn vào biểu tượng Apple ở góc trên bên trái, sau đó từ Drop-down menu, chọn “System Preferences…”.
- Tiếp theo, chọn Security / Security & Privacy, và nhấn vào Firewall tab.
- Nhấp vào biểu tượng ổ khóa ở góc dưới cùng bên trái, nhập tên và mật khẩu Admin của bạn để cho phép cấu hình. Sau đó, nhấn vào Turn Off Firewall.
- Để cho phép quyền ứng dụng Zoom bỏ qua Firewall, bạn có thể nhấn vào tùy chọn Advanced để cấu hình lại Firewall.
- Sau khi kiểm tra ứng dụng Zoom, hãy mở lại Firewall để ngăn chặn bất kỳ vi phạm bảo mật nào trên PC / Mac
5. Cập nhật ứng dụng Zoom
Việc cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng Zoom được xem là cách giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả. Các bản cập nhật thường đi kèm với các bản sửa lỗi hữu ích, giúp ứng dụng được ổn định hơn, tránh mắc phải các lỗi ở phiên bản cũ. Bên cạnh đó, chúng cũng cải thiện hiệu suất của ứng dụng; sự cố mất kết nối và latency có thể được ngăn chặn.
Dưới đây là các bước để cập nhật ứng dụng Zoom trên tất cả các thiết bị:
Đối với Desktop app trên PC Windows và Mac: Trước tiên, hãy nhấn vào biểu tượng Profile của bạn ở góc trên bên phải và từ Drop-down menu để kiểm tra các bản cập nhật, tiếp theo chọn Check for Updates. Nếu bạn nhận được thông báo “Update Available!” , nhấn vào Update để bắt đầu cài đặt.
Đối với Android và IOS: Chỉ cần truy cập vào Play Store (Android) hoặc App Store (IOS), đến trang ứng dụng Zoom. Hãy nhấn vào nút Update nếu có bản cập nhật. Bạn thậm chí có thể bật cập nhật tự động cho ứng dụng.
Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục 7 lỗi thường gặp trên Zoom
6. Kiểm tra trạng thái của Zoom Servers
Đôi khi sự cố bạn gặp phải khi sử dụng các tính năng khác nhau như Zoom Meetings hoặc Zoom Chat là do Zoom Servers. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra nhờ vì robust servers của Zoom luôn hoạt động.
Bạn chỉ mất vài giây để kiểm tra trạng thái server trong thời gian ngắn bằng cách truy cập trang Zoom Service Status. Từ đây, bạn có thể kiểm tra trạng thái của tất cả các dịch vụ của Zoom xem các dịch vụ có đang hoạt động hay không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập Down Detector để xem trạng thái các dịch vụ của Zoom. Cũng tại Down Detector bạn có thể xem và so sánh với các báo cáo từ những người dùng khác về các lỗi khi sử dụng Zoom.
7. Sử dụng một phương pháp thay thế để tham gia Zoom Room
Đây là một cách khác để sửa lỗi Zoom error code 5003. Ví dụ: thay vì bạn tham gia Room bằng cách nhấn vào link, thì hãy thử nhập Meeting ID và mật khẩu và ngược lại.
Vì sự an toàn cho Zoom Room, một số Admin không cho phép người dùng truy cập thông qua one-click access link. Đặc biệt sau khi Admin xem xét và thấy dễ bị zoom-bombing và các vi phạm bảo mật khác với quyền truy cập liên kết.
Vì vậy, tốt hơn là bạn nên tham gia Room theo cách thủ công bằng cách mở ứng dụng Zoom, chọn Join, nhập Meeting ID của bạn, sau đó nhấn vào Join một lần nữa và bạn cũng có thể được nhắc nhập mật khẩu của mình.
8. Chờ 5 phút, sau đó tham gia lại Zoom Room
Nếu nhiều người đang cố gắng tham gia vào Room cùng một lúc, có thể gây ra một số sự cố kết nối không thể tránh khỏi. Bạn sẽ bị mắc kẹt trên trang Connecting và được nhắc với thông báo lỗi “Unable to Connect”. Tốt nhất là bạn nên đợi vài phút để Server giải phóng sau đó vào lại Zoom Room.
9. Liên hệ với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật Zoom
Nếu vẫn không thể kết nối với Zoom, bạn có thể đưa ra vấn đề với nhóm Hỗ trợ kỹ thuật Zoom để họ kiểm tra xem liệu có vấn đề với tài khoản, kết nối mạng của bạn hay do lỗi ở phía họ hay không.
Nếu bạn đang dùng phiên bản Zoom miễn phí, thì cách duy nhất để liên hệ với bộ phận hỗ trợ là truy cập trang Zoom Help Centre để gửi Support ticket. Tại Zoom Help Centre, đăng nhập vào tài khoản Zoom mà bạn đang sử dụng. Sau đó, điền vào biểu mẫu theo hướng dẫn dưới mỗi ô. Có thể mất hơn vài giờ để bộ phận hỗ trợ trả lời bạn.
10. Kiểm tra và tắt cài đặt Proxy (dành cho PC)
Proxy là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi Error 5003. Mặc dù Proxy được xem như một lớp bảo mật giữa máy tính và Internet, nhưng nó cũng có khả năng gây trở ngại cho kết nối. Do đó, các ứng dụng như Zoom có thể gặp phải sự cố khi kết nối trực tuyến với server của chúng vì các hạn chế từ cài đặt Proxy. Hãy thử tạm thời vô hiệu hóa cài đặt Proxy và kiểm tra xem sau khi tắt cài đặt Proxy có giải quyết được sự cố hay không.
Việc kiểm tra và hủy kích hoạt các cài đặt proxy khá đơn giản, cho dù bạn đang sử dụng PC Windows hay Mac.
Đối với PC Windows: Nhấn vào nút Search ở góc dưới cùng bên trái, sau đó tìm kiếm Internet Options và mở nó. Từ menu trên cùng, chọn Connections và chọn LAN settings. Tiếp theo, bỏ chọn các hộp trong Automatic configuration và Proxy server. Nhấn vào OK sau khi hoàn tất các bước.
Đối với Mac: Mở Menu Apple, bằng cách nhấn vào biểu tượng quả táo, sau đó chọn “System Preferences…” và chọn Network.
Từ danh sách các kết nối internet ở bên trái, hãy chọn mạng WiFi mà bạn muốn tắt cài đặt proxy và nhấn vào “Advance…”. Tiếp theo, chọn tab Proxy và bỏ chọn tất cả các hộp bên dưới “Select a protocol to configure:”. Khi bạn đã hoàn tất các bước, hãy nhấn vào OK.
11. Kiểm tra tốc độ Internet
Tốc độ kết nối Internet yếu cũng có thể khiến bạn bị ngắt kết nối khỏi các Zoom Room. Bạn cần kiểm tra tốc độ internet bằng các ứng dụng như Speedtest của Ookla.
Tốt nhất bạn nên kết nối Internet với tốc độ tải xuống và tải lên khoảng 1mbps để có trải nghiệm cuộc gọi video tốt hơn. Bạn có thể tham khảo trang Zoom System Requirements trong Bandwidth requirements để biết chi tiết hơn về các yêu cầu internet.
Bên cạnh đó, nếu thấy tốc độ internet không đạt yêu cầu, bạn nên xem xét việc khởi động lại bộ định tuyến internet để làm nguội bộ định tuyến và xóa bộ nhớ tích hợp có khả năng làm chậm kết nối.
Bạn cũng nên cân nhắc đặt thiết bị của mình gần hơn với bộ định tuyến internet trong quá trình tham gia Zoom Meeting để ngăn tín hiệu WiFi bị chặn bởi các kết nối không dây và các vật thể rắn lớn như các bức tường, làm tăng cường độ kết nối.
Kết luận
Bạn có thể khắc phục lỗi không thể kết nối với Zoom hoặc lỗi Zoom error code 5003 bằng một trong những cách trên để có thể tham gia những cuộc họp trực tuyến đúng giờ và chuyên nghiệp hơn.
Diều Hâu