13 công cụ tạo landing page tốt nhất (2021)
Nếu bạn đang kinh doanh và cần thu thập thông tin khách hàng online, landing page sẽ là “vũ khí lợi hại” mà bạn không thể bỏ qua. Vậy nên hã...
Nếu bạn đang kinh doanh và cần thu thập thông tin khách hàng online, landing page sẽ là “vũ khí lợi hại” mà bạn không thể bỏ qua. Vậy nên hãy tham khảo ngay danh sách 13 công cụ xây dựng landing page hiệu quả nhất dưới đây. Và hơn thế, bài viết còn cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích xung quanh landing page.
[toc]Thế nào là một công cụ tạo landing page?
Trước hết cần tìm hiểu landing page là gì. Có thể nói landing page là một webpage đơn lẻ chứa CTA, có thể là biểu mẫu điền thông tin đăng ký. Mọi người có thể truy cập landing page thông qua các hoạt động tìm kiếm bình thường, các chiến dịch Google Adword hoặc Facebook Ads.
Mục đích phổ biến nhất của landing page là để tạo lead (có thể hiểu là thông tin của một người, một khách hàng tiềm năng, chẳng hạn SĐT, email) phục vụ một nhu cầu kinh doanh cụ thể nào đó.
Các công cụ sẽ giúp người dùng tạo những landing page trực quan và thân thiện với người đọc. Không chỉ vậy, marketer dễ dàng tạo những landing page hướng thẳng đến các đối tượng đặc biệt với những template có sẵn, thu thập nhiều lead và chuyển họ thành khách hàng.
Mục tiêu cuối cùng của công cụ tạo landing page là để tạo nên những landing page tối ưu nhất, hướng dòng lead đi theo phễu bán hàng và đưa ra quyết định mua hàng. Không giống như homepage của các website, landing page hướng đến một sự chuyển đổi nhanh chóng.
Những công cụ tạo landing page tốt nhất
1. Leadpages
Nếu chi phí là điều bạn quan tâm nhất, thì Leadpages sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Dù rẻ, thế nhưng đây vẫn là một công cụ hữu ích.
Leadpages cung cấp nhiều tính năng, chẳng hạn thay thế các đoạn văn bản, quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng, tích hợp email,… Đặc biệt nhất, Leadpages có đến tận 160 template tối ưu với thiết bị di động, cho bạn thoải mái sáng tạo.
Tuy nhiên thiết kế của page lại là điểm trừ của công cụ này. Trình chỉnh sửa khá khó dùng, và sản phẩm sau cùng sẽ không đẹp như các công cụ khác như Instapage hoặc Unbounce.
Các tính năng chính:
- Thử nghiệm A/B
- Tích hợp với WordPress
- Các template phù hợp với thiết bị di động
- Hỗ trợ hiển thị các trang sắp tới
- Tích hợp các mạng xã hội
- Cung cấp plugin để thiết kế trang và tạo biểu mẫu
Giá cả:
- Gói Standard: 25 USD/tháng
- Gói Pro: 48 USD/tháng
- Gói Advanced: 199 USD/tháng
Ngoài ra, bạn sẽ có 14 ngày dùng thử miễn phí. Các gói này đều cho phép bạn tạo số lượng landing page không giới hạn, tải trang tốc độ cao, tích hợp trình xây dựng quảng cáo Facebook, pop-up không giới hạn, các chức năng SEO cũng như tương thích với thiết bị di động.
2. Unbounce
Có thể nói Unbounce là một trong những công cụ xịn sò nhất trong danh sách này. Có đến hơn 1500 thương hiệu trên toàn thế giới đang sử dụng Unbounce. Với Unbounce, bạn có thể tạo các landing page hiệu quả để thu về nhiều leads và chuyển đổi thành sales.
Unbounce cung cấp những tính năng ấn tượng cho phép nhanh chóng tạo, công bố và kiểm tra landing page, các popup cũng như sticky bars. Bạn không cần biết code vẫn có thể sử dụng Unbounce.
Một số tính năng chính có thể kể đến là trình chỉnh sửa kéo thả, 125 template tối ưu với thiết bị di động, dynamic keyword insertion (DKI) cho các chiến dịch SEM,… DKI là một tính năng cho phép bạn thay thế tự động các từ khóa ở landing page dựa theo truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Ngoài ra, Unbounce cũng tích hợp nhiều ứng dụng marketing như Zapier, HubSpot, Salesforce, Marketo, Campaign Monitor, MailChimp, WordPress,… Bạn có thể dùng thử miễn phí trước khi đăng ký gói có phí.
Các tính năng chính:
- Kéo thả các thành phần landing page
- Hơn 125 template tối ưu với thiết bị di động do trí tuệ nhân tạo tạo ra
- Dynamic keyword insertion
- Mã hóa SSL tự động
- Sticky bars
- Công cụ tạo lead
- Quản lý khách hàng, quản lý nhiều người dùng
- Tên miền tùy chỉnh
Giá cả:
- Gói Essential: 79 USD/tháng
- Gói Premium: 159 USD/tháng
- Gói Enterprise: hơn 399 USD/tháng
- 14 ngày dùng thử miễn phí
3. Ucraft
Ucraft cũng là một công cụ xây dựng landing page rất thân thiện với người dùng với nhiều tính năng ấn tượng, chẳng hạn kéo thả, làm logo cùng nhiều công cụ thiết kế khác. Các template có sẵn đều dễ nhìn và tối ưu với thiết bị di động.
Bên cạnh đó, các công cụ thương mại điện tử và blog cũng dễ sử dụng với nhiều lựa chọn tùy chỉnh. Ngoài ra Ucraft cũng tích hợp nhiều công cụ quan trọng khác như Google Analytics, Zendesk chat, Intercom,… Bạn cũng có thể dùng tên miền miễn phí với các gói đăng ký hàng năm.
Một điểm trừ nho nhỏ đó là gói đăng ký sử dụng cấp bậc thấp nhất sẽ hạn chế một số tính năng và công dụng.
Các tính năng chính:
- Chỉnh sửa bằng cách kéo thả
- Hỗ trợ live chat 24/7
- Team App: cho phép bạn chia sẻ quyền truy cập và chỉnh sửa website với các thành viên trong nhóm làm việc
- SEO App: cung cấp các công cụ SEO cơ bản, chẳng hạn thêm tiêu đề trang, ảnh và mô tả
- Pages App: cho phép bạn thêm, xóa, sắp xếp lại các trang trong website
- Công cụ thiết kế: tích hợp sẵn miễn phí, giúp bạn thoải mái tùy chỉnh các yếu tố như bố cục, kiểu chữ,… trong template theo ý thích.
Giá cả:
- Gói miễn phí: landing page miễn phí, các tính năng cơ bản
- Gói Pro Website: 10 USD/tháng
- Gói Pro Shop: 21 USD/tháng
- Gói BigCommerce: 39 USD/tháng
- 14 ngày dùng thử miễn phí. Không yêu cầu thông tin thẻ tín dụng
Khuyết điểm:
- Công cụ này thiên về xây dựng website hơn là tạo một landing page đơn lẻ
- Hơi phức tạp
4. Instapage
Instapage là một phần mềm xây dựng landing page phù hợp với nhiều đối tượng, từ các công ty cho đến các agency lớn. Công cụ này sở hữu hơn 200 template tối ưu với các thiết bị di động, do đó bạn không cần biết code, không cần biết HTML, CSS, cũng không cần tuyển lập trình viên mà vẫn có thể cho ra đời các landing page chuyên nghiệp.
Instapage cung cấp trình chỉnh sửa bằng cách kéo thả. Bạn chỉ cần mất vài phút để hoàn thành quá trình cài đặt và bắt đầu sử dụng.
Ngoài ra, gói Enterprise cho phép người dùng tích hợp các công cụ như WordPress, MailChimp, Salesforce, HubSpot,…
Các tính năng chính:
- Trình chỉnh sửa đơn giản và linh hoạt
- Các template chỉnh sửa được
- Gửi tin nhắn xác nhận đến khách hàng
- Các widget tương tác
- Tùy chỉnh font chữ với hơn 5000 web font
- Kho hình ảnh rất lớn
- Tính năng dynamic keyword insertion
- Biểu mẫu tùy chỉnh
- Phân tích chỉ số chuyển đổi
- Thử nghiệm A/B không giới hạn
Giá cả:
- Gói Core: 99 USD/tháng, với nhiều tính năng cơ bản như tạo trải nghiệm người dùng sau khi nhấp, các trang tối ưu với tất cả thiết bị, bộ công cụ phân tích, hệ sinh thái tích hợp nhiều công cụ khác
- Gói Enterprise: báo giá riêng, với nhiều tính năng nâng cao hơn, chẳng hạn quản lý trải nghiệm cá nhân, bảo mật cấp độ doanh nghiệp,…
- Dùng thử 14 ngày miễn phí, dùng được tất cả tính năng trong gói Cơ bản.
5. Landingi
Đây là giải pháp xây dựng landing page end-to-end (cung cấp giải pháp hoàn chỉnh, không cần trợ giúp từ bên thứ ba) thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ. Trên thế giới có hơn 4000 công ty, bao gồm các ông lớn như Paypal và Sony Music sử dụng công cụ.
Để tạo landing page bằng Landingi, bạn không cần biết code. Công cụ này tự động tạo, xuất bản và tối ưu landing page của bạn một cách rất dễ dàng.
Ngoài ra công cụ này cũng có những tính năng rất hữu ích như chỉnh sửa bằng cách kéo thả, cung cấp hơn 100 mẫu template tối ưu trên thiết bị di động để tăng tỷ lệ chuyển đổi, hỗ trợ marketing, ….
Nhìn chung, Landingi rất giống Instapage. Tuy nhiên giá cả sẽ nhỉnh hơn một chút
Các tính năng chính:
- Thử nghiệm A/B
- Trình chỉnh sửa kéo thả đơn giản
- Công cụ phân tích web tích hợp sẵn
- Theo dõi khách ghé thăm landing page và tỉ lệ chuyển đổi
- Tối ưu hóa xếp hạng tự nhiên
- Tối ưu hóa điểm chất lượng cho các chiến dịch quảng cáo trả phí
- Tích hợp các công cụ như HubSpot, MailChimp,…
Giá cả:
- Gói Core: 29 USD/tháng
- Gói Create: 45 USD/tháng
- Gói Automate: 59 USD/tháng
- Gói Suite: 209 USD/tháng
Tất cả các gói đều có 14 ngày dùng thử miễn phí, không yêu cầu thông tin thẻ tín dụng. Mỗi gói đều có các tính năng, chẳng hạn tạo landing page không giới hạn, hỗ trợ kỹ thuật, lưu trữ đám mây,…
6. Wishpond
Wishpond là cái tên nổi lên nhanh chóng trong làng SaaS và marketing gần đây, nằm trong danh sách top 14 đối thủ của HubSpot năm 2019 và được vinh danh là Công cụ có hiệu suất cao (High Performer) trong Báo cáo Marketing Automation Software Grid của G2.
Giao diện của Wishpond rất trực quan và tối ưu cho việc chuyển đổi. Bạn chỉ cần chọn một trong các template có sẵn và nhập các thông tin bạn muốn thu thập thông qua biểu mẫu của landing page.
Công cụ này thích hợp cho lính mới lẫn người đã có kinh nghiệm. Với lính mới, nó đơn giản đến mức chỉ cần mất vài phút kéo thả để tạo một landing page. Còn nếu bạn có nhiều kiến thức HTML hoặc CSS thì bạn cũng có quyền chỉnh sửa các yếu tố bằng cách code.
Ngoài ra, đội ngũ của Wishpond cũng sẵn sàng hỗ trợ và giúp chạy các chiến dịch/cuộc thi marketing.
Các tính năng chính:
- Tích hợp đơn giản với các nền tảng marketing chính khác
- Cung cấp công cụ marketing tự động rất mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả marketing
- Các template đều tối ưu trên nhiều loại thiết bị
- Kho template được chia theo nhiều loại ngành nghề, sự kiện, mục đích.
- Cho phép tạo ra các landing page chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- Cho phép bạn dễ dàng thêm các pop-up và biểu mẫu, cho dù bạn không có kiến thức lập trình
- Kho tài nguyên rất lớn với cơ sở kiến thức, thư viện webinar, ebook, các bài báo về marketing,…
- Hỗ trợ live chat
Giá cả: Có tổng cộng 3 gói. Bạn có thể đăng ký sử dụng theo tháng hoặc theo năm. Điểm khác biệt cơ bản giữa 3 gói này là số lượng lead, cũng như một số tính năng nâng cao như API
- Gói Starting Out: 49 USD/tháng, 1500 lead
- Gói Everything You Need: 99 USD/tháng, 2500 lead
- Gói Rapid Growth Tier: 199 USD/tháng, 10.000 lead
Nếu đăng ký theo năm, bạn sẽ có 14 ngày dùng thử miễn phí, không yêu cầu thông tin tín dụng.
7. HubSpot
HubSpot là một trong những cái tên nổi bật nhất ngành SaaS và B2B marketing trên toàn thế giới hiện nay. Họ cung cấp đa dạng các dịch vụ marketing, từ công cụ quản lý quan hệ khách hàng CRM đến các công cụ bán hàng, tạo landing page,…
Ngoài ra, HubSpot cũng cung cấp rất nhiều công cụ miễn phí đủ dùng cho các chiến dịch marketing cơ bản. Chẳng hạn các công cụ tạo landing page, tạo biểu mẫu, email marketing, quản lý quảng cáo. Vậy nên nếu bạn là chủ một doanh nghiệp nhỏ với kinh phí eo hẹp, thì công cụ này là một lựa chọn rất thích hợp.
Quay lại với landing page. công cụ tạo landing page của HubSpot mạnh mẽ, đa dạng tính năng và sử dụng dễ dàng. Không chỉ vậy, nó còn thích hợp với nhiều yêu cầu, nhiều đối tượng, nhiều quy mô, từ người dùng cá nhân, các đội nhóm cho đến các agency lớn.
Với những người mới dùng, HubSpot cung cấp sẵn hàng trăm mẫu template thân thiện với điện thoại. Còn với những người dùng nâng cao, HubSpot cũng có rất nhiều công cụ mở rộng, chẳng hạn phân tích nâng cao, phần mềm kiểm tra,…
Các tính năng chính:
- Cung cấp công cụ list segmentation (phân đoạn danh sách khách hàng để nhắm mục tiêu tốt hơn, đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi)
- Các mẫu landing page đều tối ưu trên mọi thiết bị
- Tính năng cá nhân hóa nội dung trên landing page cho các đối tượng khách hàng riêng lẻ
- Thử nghiệm A/B
- Cho phép tạo landing page chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- Thu hút và chuyển đổi lead bằng live chat, biểu mẫu pop-up, các bot trò chuyện,…
Giá cả: HubSpot cung cấp miễn phí công cụ tạo landing page, với 13 mẫu template, các công cụ phân tích cơ bản cùng nhiều công cụ kinh doanh khác. Ngoài ra, họ còn 3 gói Starter, Professional và Enterprise
- Gói Starter: 50 USD/tháng, 1000 kết nối
- Gói Professional: 800 USD/tháng (hóa đơn tính theo năm)
- Gói Enterprise: 2.400 USD/tháng (hóa đơn tính theo năm)
Khuyết điểm:
- Hai gói Professional và Enterprise khá đắt
- Không cung cấp AMP (trang tăng tốc dành cho các thiết bị di động)
- Chỉ thích hợp với những công ty lớn
8. GetResponse
GetResponse là một nền tảng all-in-one, cho phép bạn thực hiện nhiều thứ, từ tạo landing page, chạy email marketing cho đến marketing tự động.
Để bắt đầu tạo landing page với GetResponse, bạn chỉ cần làm theo 4 bước cơ bản như sau:
- Chọn một template
- Tùy chỉnh landing page của mình
- Xuất bản landing page chỉ bằng một cú nhấp chuột
- Sau đó, bạn sẽ xem lại page và tối ưu chúng
Ngoài ra, GetResponse cũng có nhiều công cụ khác chỉ với cùng 1 mức giá. Tuy nhiên cần chú ý rằng tạo landing page không phải là công cụ chính của GetResponse.
Các tính năng chính:
- Trình chỉnh sửa dễ sử dụng, tích hợp sẵn
- Đặt biểu mẫu đăng ký lên phần bên hông của landing page, giúp chuyển đổi lead
- Các template đều tối ưu với các thiết bị di động với hơn 5000 hình ảnh từ Shutterstock.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt
- Tự động chia danh sách thông minh
- Công cụ phân tích và thử nghiệm rất ổn
- Có đồng hồ đếm ngược, giúp lôi kéo người truy cập thực hiện hành động
Giá cả:
- Gói Basic: 15 USD/tháng
- Gói Plus: 49 USD/tháng
- Gói Professional: 99 USD/tháng
- Gói Enterprise: 1.199 USD/tháng
- 30 ngày dùng thử miễn phí
Khuyết điểm
- Thiếu yếu tố trực quan khi sử dụng cho lĩnh vực thương mại điện tử
- Hơi đắt, đặc biệt là gói Enterprise
- Tạo landing page không phải là công cụ chính
- Người dùng phải nâng cấp lên gói cao hơn khi chạm mốc 1000 contact
9. ClickFunnels
ClickFunnels được dùng chủ yếu để xây dựng các phễu bán hàng. Tuy nhiên, chúng cũng có công cụ tạo landing page, website thành viên, trang ra mắt sản phẩm, hệ thống tạo lead,…
Với ClickFunnels, bạn có thể tạo rất nhiều loại phễu bán hàng. Đặc biệt, nếu chọn gói giá cao nhất, bạn có thể tạo chương trình liên kết của riêng mình. Như vậy nếu chạy quảng cáo Facebook hoặc PPC, bạn có thể gửi landing page thẳng đến đối tượng khách hàng mình nhắm đến và gom lead cho chiến dịch email marketing.
ClickFunnels cũng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên landing page bằng cách hướng dẫn khách truy cập xuyên suốt quá trình bán hàng. Bằng cách này, họ sẽ biết được mình nên đến đâu để mua hàng hoặc thực hiện những hành động xa hơn. Ngoài ra, ClickFunnels cũng tự động theo dõi những người đã truy cập landing page.
Các tính năng chính:
- Hỗ trợ khách hàng 24/7
- Trình chỉnh sửa kéo thả đơn giản
- Hỗ trợ xây dựng phễu bán hàng
- Xây dựng quy trình bán hàng chuyển đổi cao với one-click upsell
- Tự động chạy các chiến dịch marketing
- Người dùng có thể quản lý mọi thứ chỉ với một bảng điều khiển
Giá cả:
- Gói Starting: 97 USD/tháng
- Gói Etison Suite: 297 USD/tháng
- 14 ngày dùng thử miễn phí
10. Landing Lion
Lại tiếp tục là một công cụ tạo landing page rất đáng cân nhắc với những tính năng tuyệt vời, chẳng hạn thử nghiệm A/B, phân tích, chỉnh sửa bằng cách kéo thả, quản lý SEO,…
Đặc biệt nhất, Landing Lion cung cấp gói người dùng miễn phí (có giới hạn một số tính năng). Vậy nên nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ chỉ cần sử dụng một vài tính năng nào đó, thì đây là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Tương tự như những công cụ tạo landing page khác, Landing Lion cũng tích hợp với nhiều công cụ SaaS như MailChimp, HubSpot, Salesforce, Zapier,…
Các tính năng chính:
- Công cụ tối ưu SEO
- Chứng chỉ SSL tự động
- Tạo landing page tối ưu với các thiết bị di động
- Tạo landing page bằng cách kéo thả
- Cho phép triển khai nhiều thử nghiệm
- Có thể tùy chỉnh các template
Tất cả các gói dịch vụ đều không giới hạn người dùng cho mỗi tài khoản
Công cụ session replay, cho phép bạn xem lại tương tác của các lead trên landing page.
Giá cả:
- Gói miễn phí
- Gói Launching: 29 USD/tháng
- Gói Growing: 99 USD/tháng
- Gói Scaling: 249 USD/tháng
Tùy từng gói thì số lượng tính năng và số lượt xem mỗi tháng sẽ khác nhau
Khuyết điểm:
- Danh sách tích hợp không đủ dài
- Không tích hợp Adwords và Google Analytics
11. ShortStack
Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ tạo landing page đẹp mắt cho các buổi tặng quà, các cuộc thi, đố vui, thì ShortStack là một lựa chọn không tồi.
ShortStack sở hữu trình chỉnh sửa đơn giản, kèm với đó là những công cụ email marketing giúp theo dõi lead và tỷ lệ chuyển đổi. ShortStack sẽ giúp bạn tự làm tất cả việc này mà không cần bất kỳ kiến thức lập trình nào.
Landing page của ShortStack có đầy đủ các yếu tố như nút CTA tùy chỉnh, công cụ phân tích chỉ số chiến dịch, phân tích email, marketing tự động. Ngoài ra, chúng cũng tích hợp MailChimp, Shopify, Google Analytics, Vimeo, Squarespace,…
Các tính năng chính:
- Trình chỉnh sửa kéo thả
- Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi và phân tích số liệu
- Các template tương thích với thiết bị di động
- Chỉnh sửa real-time
- Quản lý khách hàng đơn giản
- Phát hiện gian lận và hạn chế các mục nhập thông tin bị lặp lại
- Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi, khách truy cập website,…
Giá cả:
- Gói Starter: 29 USD/tháng, 2000 lượt nhập
- Gói Business: 99 USD/tháng, 10.000 lượt nhập
- Gói Agency: 199 USD/tháng, 50.000 lượt nhập
- 10 ngày dùng thử miễn phí
Khuyết điểm:
- Với gói Starter, bạn sẽ bị dán nhãn ShortStack ở bên dưới chiến dịch
- Hơi phức tạp với những người dùng mới
12. Lander
Lander là công cụ tạo landing page sở hữu hơn 100 template được dựng sẵn và có hơn 1,5 triệu người dùng trên khắp thế giới.
Cũng giống như các công cụ khác trong danh sách này, Lander cho phép bạn tạo landing page bằng cách kéo thả. Ngoài ra, tính năng thay thế văn bản động (dynamic text replacement – DTR) cũng rất đáng chú ý. Công cụ này sẽ rất có ích khi đối sánh quảng cáo PPC với tiêu đề nhằm cải thiện điểm chất lượng trong Adwords.
Các tính năng chính:
- Biểu mẫu điền tự động, tăng tỷ lệ chuyển đổi
- Tạo landing page không giới hạn
- Tạo tên miền riêng
- Tích hợp email chào mừng và email từ bên thứ ba
- Tùy chỉnh trang xác nhận và trang cảm ơn để upsell
- Tích hợp Google Maps hướng dẫn đường đến địa điểm cho các sự kiện
Giá cả:
- Gói Basic: 16 USD/tháng, giảm 66% khi đăng ký theo năm, 5000 lượt khách truy cập mỗi tháng và 3 tên miền tùy chỉnh, thích hợp với các công ty nhỏ
- Gói Lander Professional: 83 USD/tháng, giảm 15% khi đăng ký theo năm, 25.000 lượt khách truy cập mỗi tháng và 10 tên miền tùy chỉnh, thích hợp cho bộ phận marketing của các công ty.
13. Elementor
Với hơn 5 triệu người dùng, có thể nói Elementor là công cụ xây dựng landing page WordPress phổ biến nhất thế giới. Vì đây là một plugin WordPress, do đó bạn có thể thêm vào website WordPress của mình và bắt đầu sử dụng
Elementor cho phép bạn kiểm soát mọi khía cạnh của landing page, từ bố cục, thiết kế, màu sắc, font chữ, biểu mẫu,… Vì đây là kiểu dự án nguồn mở, do đó rất thích hợp với những lập trình viên.
Các tính năng chính:
- Có hơn 80 yếu tố thiết kế như video, các nút, khoảng trống, kho hình ảnh, biểu mẫu,..
- Xây dựng pop-up tùy chỉnh để phù hợp với tổng thể chung của website
- Tích hợp nhiều công cụ marketing
- Trình tạo trang sản phẩm và lưu trữ WooCommerce cho những đơn vị thương mại điện tử
- Hơn 300 template thiết kế sẵn
- Tương thích với máy tính để bàn, máy tính bảng và các thiết bị di động
Giá cả:
- Gói miễn phí: bao gồm 30 widget cơ bản
- Gói Elementor Pro: 49 USD/năm cho 1 site, 99 USD/năm cho 3 site, 199 USD/năm cho 1000 site. Bao gồm hơn 300 template, 90 widget, công cụ tạo popup, WooCommerce, hỗ trợ và cập nhật trong 1 năm.
Vì sao nên sử dụng công cụ tạo landing page?
1. Hướng kết quả phù hợp với mục tiêu
Với các công cụ này, bạn có thể tự tạo landing page mà không cần bất kỳ kiến thức code hay kỹ thuật nào. Tuy nhiên trên hết, nó biết cách giúp bạn “điều khiển” dòng lead đi theo mục đích của bạn, chỉ tập trung vào sản phẩm của bạn mà không phải là những thứ râu ria khác.
Hay nói đơn giản hơn, các công cụ tạo landing page luôn cho ra sản phẩm cuối rất phù hợp với mục đích ban đầu của bạn. Đặc biệt nhất là các công cụ này luôn có sẵn những template. Và bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa những yếu tố trong template để phù hợp với mục đích và yêu cầu của mình.
2. Thử nghiệm A/B
Muốn landing page có hiệu quả, nhất thiết phải chạy thử nghiệm A/B, phải đo đạc từng yếu tố và so sánh, chọn lọc ra yếu tố tốt hơn. Chẳng hạn tại phần cuối, bạn phân vân giữa 2 CTA, và chưa biết chọn cái nào, thì đó là nơi bạn cần thử nghiệm A/B.
Khi đã thử nghiệm và cảm thấy một CTA vượt trội hơn, bạn chỉ cần thêm, chỉnh sửa,… với công cụ tạo landing page của mình. Và điều tuyệt vời nhất là đa số các công cụ trong danh sách kể trên đều có kèm công cụ thử nghiệm A/B không kèm thêm phí.
3. Template đẹp mắt có sẵn
Để landing page thành công thì chúng phải trực quan, hấp dẫn, sáng tạo. Tuy nhiên đó là những yêu cầu không hề dễ chút nào nếu bạn không phải dân thiết kế chuyên nghiệp.
Vì vậy những công cụ tạo landing page luôn có sẵn các template với đủ loại hình sản phẩm, ngành nghề để bạn lựa chọn. Và đa số đều cho phép bạn tùy chỉnh các yếu tố cho hợp với mục đích bản thân.
4. Dễ sử dụng
Với các công cụ tạo landing page, bạn không cần có kinh nghiệm, cũng không cần là chuyên gia mà vẫn có thể tạo nên các sản phẩm đẹp mắt. Tất cả những gì bạn cần là làm theo hướng dẫn và hưởng ké những lợi ích từ các yếu tố đã được tích hợp sẵn.
Chẳng hạn, đa số công cụ tạo landing page đều có trình chỉnh sửa kéo thả. Vậy nên bạn chỉ cần chọn, kéo các widget, các yếu tốt và thả chúng vào landing page.
Trên hết, các công cụ landing page luôn có sẵn những công cụ thiết kế, đo đạc, xem trước trên các trang mạng xã hội,… Do đó bạn sẽ dễ dàng kiểm soát mọi thứ.
5. Các tùy chọn xuất bản linh hoạt
Các công cụ tạo landing page đều hỗ trợ nhiều lựa chọn xuất bản, thậm chí cho bạn dùng tên miền phụ nếu bạn mua sản phẩm/dịch vụ của họ.
Đây là một lợi ích rất lớn, bởi việc sử dụng tên miền phụ cho phép bạn quản lý dữ liệu landing page riêng biệt với website chính, trong khi vẫn giữ được tên miền thống nhất khi giới thiệu đến khách hàng. Ngoài ra, tính năng này còn giúp marketer tự làm mọi thứ mà không cần đến bộ phận IT.
Hơn thế nữa, tên miền phụ là cách để marketer có thể thêm các ngữ cảnh vào landing page ngay tại URL. Điều này sẽ giúp khách hàng của bạn biết được mục đích trước khi bắt đầu đọc nội dung trang đích.
Chẳng hạn, bạn có website chính là you.com. Bạn cần tạo một landing page cho sự kiện “Tonight”. Các công cụ sẽ cho phép bạn xuất bản landing page với đường dẫn tonight.you.com. Người truy cập chỉ cần nhìn tên miền phụ/URL là cũng biết landing page của bạn đang nói đến sự kiện “Tonight”.
6. Tích hợp công cụ của bên thứ ba
Landing page được tạo ra với rất nhiều mục đích. Và để đạt những mục đích này, marketer cần rất nhiều công cụ, phần mềm khác, chẳng hạn công cụ email marketing, nền tảng webinar, SEO,…
Vậy nên hiện tại đa số các công cụ tạo landing page đều tích hợp rất nhiều công cụ từ các bên thứ ba.
Bí quyết sử dụng công cụ tạo landing page
Rất nhiều doanh nghiệp lẫn cá nhân hiện nay đều sử dụng công cụ tạo landing page. Tuy nhiên có lẽ như thế là chưa đủ. Bạn còn cần biết tận dụng các công cụ này để tối ưu hóa sản phẩm của bạn, đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm khác
Vậy nên đừng bỏ qua những bí quyết dưới đây khi tạo landing page:
1. Tiêu đề phải hấp dẫn
Nếu một tiêu đề không hấp dẫn, thì có đến 80% khách truy cập không đọc những nội dung bên dưới. Một con số khá kinh khủng! Vậy nên để đảm bảo họ đọc những nội dung bạn kỳ công viết ra, hãy chuẩn bị một tiêu đề thật ấn tượng.
Có 5 kỹ thuật thường dùng để giật tít:
- Đảm bảo: Dùng lời đánh giá của khách hàng làm tiêu đề
- Nửa vời: Cho họ một vài thông tin đáng chú ý, nhưng giữ lại phần còn lại để họ nhấp vào
- Đưa ra giá trị: Nhấn mạnh rằng sản phẩm của bạn độc đáo và có thể giải quyết nhu cầu của họ như thế nào
- Từ ngữ như “mẹo” hoặc “bí mật” cũng rất dễ thu hút người đọc
- Dùng các từ “Cách thức”, “hướng dẫn”: quảng cáo về một quy trình đơn giản nào đó để thu hút người đọc
Ngoài việc áp dụng 5 kỹ thuật này, đừng quên đảm bảo số lượng chữ của tiêu đề không được vượt quá 20.
2. Template cho landing page trên điện thoại
Theo một thống kê gần đây, lượt truy cập từ điện thoại tăng 222% trong vòng 5 năm. Vậy nên bạn nhất định không được bỏ qua nguồn truy cập hấp dẫn này. Hãy chọn các template tối ưu trên di động. Các template như vậy giúp khách truy cập từ điện thoại không gặp vấn đề, có thể đọc trơn tru, các hình ảnh hiển thị đầy đủ,…
3. Đảm bảo landing page đẹp mắt
Đừng quên, một bức ảnh đẹp đáng giá hơn nghìn lời nói. Người đọc online thường có xu hướng đọc lướt thay vì đọc toàn bộ nội dung. Não người cũng xử lý thông tin hình ảnh nhanh gấp 60.000 lần so với văn bản.
Vậy nên không chỉ là bố cục đẹp, landing page của bạn còn phải chứa những bức ảnh đẹp mắt, đủ lớn và phải liên quan đến nội dung.
Ngoài ra, cũng có thể tạo thêm một số trải nghiệm vui nhộn ngay trên landing page để người xem ấn tượng và ghi nhớ.
4. Tập trung vào Unique Selling Points (USP)
USP là những điểm nổi trội và đặc biệt của sản phẩm của bạn, khiến khách hàng phải mua sản phẩm này thay vì sản phẩm của đối thủ.
Vậy nên tại landing page, bạn phải khoe được những USP này. Hay nói cách khác, bạn phải nêu được lý do vì sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn.
Nếu làm tốt phần này, lead của bạn sẽ nhanh chóng trở thành khách hàng.
Lấy ví dụ landing page của Moz Pro. Họ đảm bảo về chất lượng traffic, về xếp hạng cao hơn, kết quả đo lường,… ngay từ phần đầu của landing page. Đó chính là USP mà Moz Pro muốn nhắn gửi đến khách hàng.
5. Đảm bảo bảo mật
Có rất nhiều tranh cãi về tính bảo mật của landing page. Nhiều người cho rằng landing page dễ bị hack, làm lộ thông tin,… Và đó không phải là điều không có cơ sở. Khi tội phạm trên mạng ngày càng tăng, thì nếu bạn bỏ công sức làm landing page mà không đảm bảo bảo mật, thì những thông tin khách hàng rất dễ bị đánh cắp.
Về bản thân khách hàng, họ cũng rất lo lắng về tình trạng lộ thông tin cá nhân. Vậy nên nếu landing page của bạn có vẻ không an toàn, họ sẽ không an tâm điền vào các biểu mẫu.
Do đó hãy chọn một công cụ tạo landing page cung cấp bảo mật theo tiêu chuẩn cao nhất. Chẳng hạn những công cụ cung cấp chứng chỉ SSL tự động mã hóa. Điều này không chỉ giúp khách hàng an tâm, mà còn giúp bạn kiểm soát và đảm bảo được công sức thu thập lead của mình.
Một số câu hỏi thường gặp về công cụ tạo landing page
Có phải công cụ nào cũng miễn phí không?
Có rất nhiều công cụ tạo landing page cung cấp những gói đăng ký miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có kết quả tốt nhất, sử dụng đầy đủ thiết kế và các tính năng thì nên đăng ký các gói có trả phí
Làm landing page có cần website không?
Không. Bạn có thể tạo landing page mà không cần website. Chỉ cần sử dụng các công cụ trong danh sách bên trên, bạn có thể tạo ra một landing page của mình. Thậm chí một số công cụ còn cho phép bạn tạo một website nhỏ có nhiều trang.
Làm thế nào để thu hút người khác truy cập landing page?
Để thu hút lượt truy cập, bạn cần thực hiện những chiến dịch, chiến lược digital marketing khác nhau. Đó có thể là email marketing, quảng cáo tìm kiếm trả phí (PPC, chẳng hạn Google Adword), chạy quảng cáo trên mạng xã hội, marketing bằng người có sức ảnh hưởng, các chiến dịch liên kết,… Đa số landing page được tạo ra nhằm mục đích tìm lead, không nhắm quá nhiều đến việc đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Vậy nên nhắm đến một đối tượng cụ thể từ các nguồn khác là lựa chọn tối ưu nhất.
Điểm khác biệt giữa landing page và website?
Thông thường người ta tạo landing page để chuyển đổi lượt truy cập thành lead bằng biểu mẫu đăng ký. Còn webpage là các trang khác nhau, xuất hiện ổn định trên một trang. Chẳng hạn trang Liên hệ, Về chúng tôi, Dịch vụ,…
Landing page có ảnh hưởng SEO hay không?
Landing page không ảnh hưởng đến SEO. Landing page chỉ đơn giản là nhắm đến một số lượt truy cập nhất định nào đó và không nhằm mục đích xếp hạng trên Google. Tuy nhiên, landing page vẫn có thể ảnh hưởng SEO nếu bạn thêm vào một vài thành phần nguy hại vào đó trong landing page, hoặc bạn trỏ liên kết ra ngoài một website không uy tín.
Có nên index landing page không?
Vì landing page chỉ để bán hàng, chuyển đổi lead, vậy nên trong quá trình tạo, hãy cài đặt chúng ở chế độ Google và các công cụ tìm kiếm khác không index (lập chỉ mục) được. Đặc biệt nếu landing page được làm trên website chính và bạn trả phí để kéo truy cập, thì bạn không nên để Google index. Nếu không chúng sẽ làm giảm chỉ số crawl của website.
Điều gì làm nên một landing page tốt?
Một landing page tốt cần cung cấp những giá trị, thông điệp mạnh mẽ để thu hút người truy cập thực hiện những hành động xa hơn. Các lợi ích, công năng của sản phẩm/dịch vụ cần được viết ngắn gọn, súc tích, để người đọc nhanh chóng nắm được.
Ngoài ra, landing page cần có giao diện đẹp mắt, gồm nhiều heading thể hiện các nội dung, các khối văn bản cũng phải dễ đọc, cùng với các hình ảnh, nút CTA, biểu mẫu bắt mắt….
Chia bố cục cho landing page như thế nào?
Tham khảo các bước sau:
- Mở đầu bằng một tiêu đề ấn tượng, cung cấp giá trị
- Viết những đoạn văn bản rõ ràng, đưa ra các lợi ích hướng đến đối tượng được nhắn đến
- Bao gồm hình ảnh, các đoạn văn bản dễ đọc, thể hiện các thông tin khác nhau của sản phẩm/dịch vụ
- Có nút CTA rõ ràng, ngắn gọn (Nên nhớ bạn càng yêu cầu nhiều thông tin trong phần đăng ký thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng thấp).
- Thêm các hình ảnh xuyên suốt landing page ở những chỗ cảm thấy ổn. Hình ảnh có người sẽ có hiệu quả hơn hình ảnh phong cảnh, đồ vật.
- Đảm bảo duy trì tính nhất quán của thương hiệu và chú ý hiệu quả của các yếu tố màu sắc. Chẳng hạn nút đỏ sẽ chuyển đổi nhiều hơn nút xanh.
Làm một landing page tốn bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào nhu cầu và công cụ. Bạn có thể tìm các công cụ miễn phí. Hoặc những công cụ thường gặp có giá giao động từ 10 USD/tháng đến 199 USD/tháng. Giá cả phụ thuộc vào số lượng tính năng bạn cần, cũng như dung lượng cơ sở dữ liệu, số lượng page, hoặc bạn có muốn tạo các phễu bán hàng kèm theo hay không.
Kiếm tiền từ landing page như thế nào?
Có rất nhiều cách kiếm tiền từ landing page, chẳng hạn:
- Bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp trên landing page
- Điều hướng người dùng đăng ký một khóa học/sản phẩm nào đó bạn đang bán
- Thu thập lead qua các biểu mẫu và bán các danh sách email
- Sử dụng affiliate marketing để kiếm hoa hồng thông qua việc tăng doanh số cho các thương hiệu khác
- Bán dịch vụ tư vấn, làm việc từ xa,…
Làm thế nào để thêm một landing page vào WordPress?
Hãy làm theo những bước sau:
- Tạo một page WordPress mới
- Tải plugin Elementor page builder
- Tại trang đó, chọn bố cục ở phần bên phải, sau đó nhấp “Edit with Elementor”
- Sử dụng trình chỉnh sửa WYSIWYG để thêm các yếu tố như văn bản, hình ảnh vào landing page.
- Nhúng biểu mẫu đăng ký vào landing page
- Xuất bản landing page bằng cách nhấp “Publish”
Khi page này đã được xuất bản, bạn vẫn có thể quay lại và chỉnh sửa với lệnh “Edit with Elementor” như ở trên.
Nên đặt landing page ở đâu?
Có rất nhiều vị trí để đặt landing page để thu hút người đọc. Chẳng hạn:
- Đặt ngay tại URL của công cụ tạo landing page bạn đang dùng. Rất nhiều công cụ tự động cho phép bạn tạo ra một landing page duy trì trên chính server của họ và bao gồm tên thương hiệu của họ trong URL.
- Đặt tại website của bạn. Trong công cụ tạo landing page, khi đến cửa sổ xuất bản, hãy sao chép code và nhúng code này trực tiếp vào webpage.
- Đặt trên mạng xã hội. Nếu bạn sở hữu một fanpage Facebook, bạn có thể nhúng các chương trình khuyến mãi và landing page vào các tab của trang.
- Đặt ngay tại tên miền. Để tích hợp landing page vào website, bạn cần liên kết landing page với tên miền. Để làm được điều này, hãy thêm CNAME record vào cài đặt DNS hosting tùy theo nhà cung cấp công cụ tạo landing page bạn đang dùng
- Đặt link landing page ở phần footer của website
- Gửi link landing page ở các cửa sổ pop-up
- Thêm link landing page vào các bài viết
- Thêm link landing page vào các page cung cấp tài nguyên
Làm thế nào để kiểm tra landing page?
Khi đã xuất bản landing page, bạn cần kiểm tra lại và tối ưu chúng để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi. Có thể thực hiện theo những bước sau:
- Lập mục đích kiểm tra và xây dựng kế hoạch rõ ràng
- Xây dựng các chỉ số rõ ràng mà bạn dựa theo đó để tối ưu landing page
- Sử dụng công cụ thử nghiệm A/B
- Mỗi lần chỉ thay đổi 1 yếu tố (chẳng hạn tiêu đề, hình ảnh, CTA, hoặc màu sắc nút). Như vậy bạn mới biết chính xác biến số nào dẫn đến thay đổi nào.
- Xem xét số liệu phân tích để xem thử landing page có chuyển đổi tốt hay chưa (dựa theo chỉ số bạn có ở bước 2)
Landing page có hiệu quả không?
Chắc chắn có, nếu bạn xây dựng được một chiến lược marketing rõ ràng. Tuy nhiên, vì đa số landing page không được xếp hạng trên Google và chỉ sử dụng trong các chiến dịch marketing trả phí, do đó đây không phải là lựa chọn lý tưởng khi nói về xếp hạng Google hay lượt truy cập tự nhiên.
Có cần đặt liên kết điều hướng trong landing page không?
Nếu việc này giúp tối ưu trải nghiệm người dùng thì bạn có thể cân nhắc. Còn không, việc điều hướng này không phải lúc nào cũng ổn.
Chẳng hạn nếu bạn chạy một chiến dịch hướng đến người dùng mới, chưa ghé thăm website của bạn lần nào, chưa biết thương hiệu của bạn. Thì bạn có thể điều hướng để họ đọc thêm nhiều thông tin và tương tác nhiều hơn với website của mình.
Còn nếu bạn chạy chiến dịch remarketing với những người truy cập cũ thì việc điều hướng không đem lại giá trị gì, chỉ khiến người đọc bị phân tán khỏi sản phẩm/dịch vụ bạn đang muốn giới thiệu.
Tuy nhiên trong trường hợp nào thì cũng lên để logo ở phần bên trên và liên kết landing page đến trang chủ hoặc một trang có ý nghĩa nào đó trên website của bạn
Tổng kết
Xem thêm: Top 12 thiết kế Landing Page nổi bật, đáng để học hỏi
Diều Hâu